Những công việc của kế toán

Nhiều bạn  lựa chọn Kế toán như một nghề  "hot", có thu nhập cao, nhiều cơ hội học tập, cơ  hội việc làm sau khi ra trường… nhưng rất ít bạn hiểu kỹ công việc của một kế toán viên. Bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về ngành nghề này.
Những công việc của kế toán
Có thể bạn quan tâm:

1. Lập chứng từ kế toán:
  Lập chứng từ là bước căn bản đầu tiên của công việc kế toán. Lập chứng từ là một công việc của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Chứng từ là bước đầu tiên để ghi sổ kế toán, với nội dung quy định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi họat động của doanh nghiệp.

2. Kiểm kê
  Kiểm kê là công việc của kế toán dùng cân, đong, đo , đếm… để xác định số lượng và chất lượng các loại vật tư, tiền…, từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu trên sổ kế toán để có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó.
   Kế toán là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Họ luôn là người lập các bảng báo cáo các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Đây là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình.

3.Xác định giá các đối tượng kế toán
  Xác định giá các đối tượng kế toán là một công việc của kế toán biểu hiện bằng giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp nhờ việc đánh giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được thể hiện cùng một chuẩn mực tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế.

4. Tính giá thành
  Xác định giá thành là một công việc của kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền để từ đó xác định những khoản chi phí nào cho loại sản phẩm nào, lao vụ nào. Việc xác định chi phí sản xuất rất quan trọng, bởi đó là cơ sở hình thành nên giá thành của từng loại sản phẩm giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó doanh nghiệp đưa ra kế họach thay đổi giá thành sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị phần.

5. Mở tài khoản kế toán
  Mở tài khoản kế toán là một công việc của kế toán.
Mở tài khoản kế toán là một công việc kế toán không thể thiếu đối với mỗi kế toán viên, nhằm quản lý một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt. Trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mỗi đối tượng kế toán riêng biệt sẽ có nội dung kinh tế khác nhau, có sự tồn tại và hoạt động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng

6. Ghi sổ kép
  Ghi sổ kép là một công việc của kế toán dùng để ghi lại một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tế nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc có thể quản lý chặt chẽ các họat động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

7. Lập báo cáo kế toán
  Lập báo cáo kế toán là một công việc của kế toán. Lập báo cáo kế toán là công việc tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các định mức kinh tế về tài sản và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Kết quả trên báo cáo tài chính kế toán giúp cho doanh nghiệp đánh giá được quá trình thực hiện kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, qua đó đề ra các biện pháp để sử dụng, điều hành tài sản mang lại hiệu quả cao nhất.
  Người làm kế toán luôn nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán. Ngoài ra cần tập trung những thông tin trên để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty có bao nhiêu, cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất. Các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác. Vì vậy, kế toán cũng có nhiều việc cho bạn làm đó.
  Trong một đơn vị có rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm. Là một kế toán, bạn phải phân loại, sắp xếp các tài liều, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đổi chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng.

Điều kiện cần cho một Kế toán 
  Bạn phải là một người được đào tạo chuyên ngành kế toán. Việc tích luỹ kiến thức khi đi học là một điều rất cần cho bạn khi làm việc. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy cố gắng làm đầy vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé!
  Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán như bạn phải đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, bạn càng cần phải cẩn thận vì bạn chỉ sai một ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty.
  Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính.
Nghề này có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế… nên bạn cũng cần phải thông thạo các kỹ năng cơ bản như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ bạn khi làm việc.
  Biết cách chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, do kế toán là một nghề đặc thù, mọi công việc nội bộ có phần “bí mật” nên bạn phải thật cẩn thận từ lời nói đến việc làm của mình. Bạn làm tốt việc này chứng tỏ bạn là một người rất tỉ mỉ và cầu toàn - những tố chất rất cần của một kế toán.
   Những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến giảm xuống nhiều. Vì vậy, bạn hãy chăm lo cho ngoại ngữ và tin học thật tốt để đảm bảo mình là một ứng cử viên xuất sắc cho vị trí việc cất nhắc nhé.
Phân loại kế toán trong doanh nghiệp
    * Theo cách thức ghi chép:
          o Kế toán đơn.
          o Kế toán kép.
    * Theo phần hành:
          o Kế toán tài sản cố định.
          o Kế toán vật liệu.
          o Kế toán vốn bằng tiền.
          o Kế toán thanh toán.
          o Kế toán chi phí và giá thành.
          o Kế toán bán hàng.
          o ...
    * Theo chức năng cung cấp thông tin (đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau):
          o Kế toán tài chính.
          o Kế toán quản trị.
Share on Google Plus

0 nhận xét: