Kế toán mua bán hàng hóa

Cùng chúng tôi tìm hiểu về Kế toán mua bán hàng hóa nhé! 
Có thể bạn muốn xem:

Kế toán mua bán hàng hóa

- Kế toán hàng hóa sử dụng TK 156 “Hàng hóa” Tài khoản này có hai tài khoản cấp 2:

+ TK 1561 “Giá mua hàng hóa”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá hàng hóa nhập, xuất và tồn kho.

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Trị giá hàng hóa nhập kho.

Bên Có: Trị giá hàng hóa xuất kho.

Dư Nợ: Trị giá hàng hóa tồn kho.

+ TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: Tài khoản này dùng tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng và phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra.

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Tập hợp chi phí mua hàng thực tế phát sinh.

Bên Có: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ.

Dư Nợ: Chi phí mua hàng hiện có (phân bổ cho hàng hiện còn).

- Phương pháp phản ánh:

Khi mua các loại hàng hóa về nhập kho sẽ ghi:

Nợ TK 1561 “giá mua hàng hóa”.

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.

Có TK 111 “Tiền mặt”.

Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.

Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.

…….

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng sẽ ghi:

Nợ TK 1562 “Chi phí mua hàng hóa”.

Có TK 334 “Phải trả CNV”.

Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác”.

Có TK 111 “Tiền mặt”.

Có TK 112 “TGNH”.

……

Khi xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng sẽ ghi:

Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

Có TK 1561 “Giá mua hàng hóa”.

Cuối kỳ phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra để xác định giá vốn hàng bán sẽ ghi:

Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

Có TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”.

Các nội dung khác còn lại liên quan đến quá trình bán hàng được phản ánh tương tự như ở phần bán sản phẩm đã nêu ở trên.
Share on Google Plus

0 nhận xét: